Monday, December 28, 2015

9 đặc trưng cần có của hệ thống quản trị kho bãi

Các giải pháp quản lý kho thường không giống nhau. Chìa khóa giúp bạn chọn đúng Hệ thống Quản lý Kho chính là tối đa hóa dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng. Một Hệ thống Quản lý Kho tốt sẽ giúp gia tăng sự hài lòng của khách hàng và lợi nhuận của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp không có Hệ thống Quản trị kho bãi tốt luôn phải “đấu tranh” để giữ nguồn khách hàng ổn định. Vậy bạn cần tìm kiếm gì ở một Hệ thống Quản lý Kho tốt?
Dưới đây là 9 đặc trưng mà một Hệ thống Quản trị kho bãi tốt cần có và các câu hỏi cần đặt ra khi bạn quyết định chọn mua một Hệ thống Quản lý Kho.
9 đặc trưng cần có của hệ thống quản trị kho bãi

1. Tối đa hóa chức năng

Rõ ràng, điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu là giải pháp Hệ thống Quản lý Kho đó làm được gì cho doanh nghiệp. Khi phân tích một giải pháp Hệ thống Quản lý Kho, hãy tự đặt câu hỏi “Liệu Hệ thống Quản lý Kho này có giúp quy trình kinh doanh của doanh nghiệp trở nên có hệ thống hơn không?” Ví dụ, nếu doanh nghiệp của bạn gặp khó khăn trong việc đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên thì một giải pháp Hệ thống Quản lý Kho tốt phải giúp bạn giải quyết được điều đó. Cụ thể, Hệ thống Quản lý Kho này phải có chức năng theo dõi những nhiệm vụ mà một nhân viên đã thực hiện (bao gồm cả địa điểm), đồng thời cho phép hiển thị trực tiếp hiệu suất làm việc của nhân viên trên màn hình.
Một Hệ thống Quản lý Kho có thể giúp bạn hoàn thành nhiều việc hơn với ít nguồn lực hơn theo nhiều cách. Điều quan trọng là Hệ thống Quản lý Kho đó phải làm được nhiều việc nhất với trong khi giảm số thao tác bạn phải thực hiện.
Câu hỏi 1: Nói một cách đơn giản, giải pháp Hệ thống Quản lý Kho có giúp doanh nghiệp làm được nhiều việc hơn với ít thao tác hơn không?
 Kho2

2. Dễ dàng sử dụng

Một Hệ thống Quản lý Kho dễ sử dụng sẽ giúp giảm thời gian đào tạo cho TẤT CẢ nhân viên, từ nhân viên cấp thấp cho đến quản lý cấp cao. Bên cạnh đó, một Hệ thống Quản lý Kho được thiết kế tốt cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian lắp đặt và theo dõi hoạt động hàng ngày. Từ đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng thích nghi với những yêu cầu mới. Nhân viên mới cũng có thể sử dụng thành thạo hệ thống trong vài giờ đồng hồ thay vì một vài tuần như trước. Quan trọng nhất, sự điều hướng rõ ràng sẽ cho phép người dùng tận dụng tối đa các chức năng của Hệ thống Quản lý Kho.
Hãy lựa chọn Hệ thống Quản lý Kho có các menu và màn hình trợ giúp đơn giản, đồng thời có thể nâng cao khả năng sử dụng. Cụ thể, hãy chắc rằng Hệ thống Quản lý Kho của bạn có dữ liệu đầu vào đơn giản, có chức năng tạo báo cáo và biểu đồ mẫu. Tương tự, bảng điều khiển tự động cập nhật của hệ thống phải cung cấp cho người dùng quyền truy cập riêng đối với những dữ liệu quan trọng.
Câu hỏi 2: Hệ thống Quản lý Kho tiềm năng của bạn có dễ sử dụng không?

3. Hoàn chỉnh quản trị giao dịch

Một Hệ thống Quản lý Kho tốt sẽ cho phép doanh nghiệp quản lý mọi thứ, từ khâu nhận hàng đến lúc lập biên bản kê khai hàng hóa trên tàu. Hệ thống Quản lý Kho đó phải cung cấp thông tin chi tiết về mọi thứ như sản phẩm, nguồn nhân lực và các bước giao dịch. Dưới đây là một số bước tối thiểu cần được theo dõi:
  • Quá trình nhận hàng
  • Quá trình lưu kho hàng hóa nhận được
  • Quá trình bốc dỡ hàng hóa
  • Quá trình giao hàng
  • Chu trình kiểm đếm (kiểm toán hàng tồn kho)
  • Bất kỳ thay đổi nào của sản phẩm
Khi bạn theo dõi được mọi thứ đang diễn ra trong kho của doanh nghiệp (từ nhân sự cho đến sự vận hành của các sản phẩm), bạn có thể đưa ra được những phân tích chuyên môn. Từ đó giúp doanh nghiệp đưa ra các chính sách nhân sự hợp lý và có kế hoạch tích trữ hàng hóa hiệu quả hơn.
Câu hỏi 3: Liệu Hệ thống Quản lý Kho này có giúp tôi theo dõi và quản trị tổng thể nguồn lực doanh nghiệp được không?

4. Tính linh hoạt

Giải pháp Hệ thống Quản lý Kho phải đáp ứng được các yêu cầu về tăng trưởng và mở rộng quy mô trong tương lai của doanh nghiệp. Nếu không, đây không phải là một giải pháp dài hạn. Để xem một giải pháp có khả năng thay đổi hay không, đầu tiên cần tìm hiểu là Hệ thống Quản lý Kho đó có thích hợp với phần lớn các Hệ thống ERP hay không. Tại sao phải quan tâm đến những Hệ thống ERP khác? Bởi vì bạn có thể sẽ thay đổi hệ thống ERP khi doanh nghiệp của bạn phát triển hơn. Đây chính là yếu tố quyết định khi tiến hành lựa chọn Hệ thống Quản lý Kho. Một điểm cần lưu ý khác là liệu Hệ thống Quản lý Kho có được lắp đặt theo cấu trúc mở không. Nếu có thì Hệ thống Quản lý Kho đó có thể tương tác tốt hơn với các ứng dụng và hệ điều hành khác so với việc cố định hệ thống của DN trên một nền tảng riêng biệt.
Tính linh hoạt còn thể hiện thông qua sự tương thích với phần cứng. Một Hệ thống Quản lý Kho phải phù hợp với những phiên bản khác nhau của:
  • Máy quét RF và các thiết bị đầu cuối
  • Máy in nhãn
  • Đĩa cân
Cuối cùng, mức độ linh hoạt của Hệ thống Quản lý Kho tiềm năng còn được thể hiện khi doanh nghiệp chuyển đổi loại hình kinh doanh hoặc mở rộng quy mô sản xuất. Một Hệ thống Quản lý Kho tốt phải tương tác được với các nhà cung cấp và đại lý bán hàng ở nhiều quy mô khác nhau. Nếu việc kinh doanh của bạn thành công thì Hệ thống Quản lý Kho sẽ càng phát triển hơn nữa. Khi việc kinh doanh phát triển thì mức đầu tư của doanh nghiệp, bao gồm cả đầu tư vào Hệ thống Quản lý Kho, cũng gia tăng. Đó là lý do tại sao tính linh hoạt của Hệ thống Quản lý Kho cần được xem trọng.
Câu hỏi 4: Hệ thống Quản lý Kho tiềm năng của doanh nghiệp có tương tác với những Hệ thống ERP, các loại phần cứng, mô hình kinh doanh và quy mô khác nhau của doanh nghiệp không?

5. Có hệ thống đo lường (metrics) hữu ích và dễ hiểu

Dữ liệu đóng vai trò quan trọng và cách hiển thị dữ liệu cũng vậy. Để theo dõi hiệu suất của Hệ thống Quản lý Kho, doanh nghiệp cần phải hiểu được nội dung dữ liệu. Một Hệ thống Quản lý Kho tốt sẽ cho phép bạn xuất báo cáo và hiển thị biểu đồ về tình hình hoạt động của kho hàng một cách dễ dàng. Ví dụ, một Hệ thống Quản lý Kho tốt sẽ cho phép nhà quản trị theo dõi hiệu suất của từng nhóm nhân viên và kho hàng theo thời gian thực. Từ đó có thể so sánh hiệu suất của từng nhóm nhân viên (ca sáng, ca chiều, giao nhận…) và tổ chức hoạt động (bộ phận phía đông, bộ phận phía tây…). Hệ thống cũng cho phép nhà quản trị đo lường hiệu suất của từng nhân viên theo các tiêu chuẩn khác nhau, bao gồm cả tốc độ và kỹ năng.
Câu hỏi 5: Hệ thống Quản lý Kho này có cung cấp hệ thống đo lường hữu ích và dễ hiểu không? Liệu tôi có thể thiết lập các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên những hệ thống đo lường này không?
chart2

6) Tính liên kết với Hệ thống ERP

Hệ thống Quản lý Kho của bạn phải tương tác liên tục với Hệ thống ERP để giữ cho việc kinh doanh được thông suốt, do đó hệ thống mà bạn đầu tư phải tương thích với Hệ thống ERP hiện tại của doanh nghiệp. Khi chọn một Hệ thống Quản lý Kho, hãy kiểm tra xem nó có tương thích với các giải pháp kinh doanh như Activant, Infor, JD Edwards, MS Dynamics hoặc Oracle hay không. Thêm vào đó, nhà cung cấp Hệ thống Quản lý Kho cũng cần có trình độ chuyên môn trong việc phát triển thêm tính liên kết với hệ thống ERP.
Câu hỏi 6: Hệ thống Quản lý Kho của tôi có liên kết với các hệ thống ERP khác không?

7) Kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống

Để biết được một Hệ thống Quản lý Kho tốt đến mức nào, bạn có thể hỏi thăm những người đã từng sử dụng hệ thống đó. Hãy yêu cầu danh sách khách hàng tham khảo. Khi trao đổi với những khách hàng này, hãy tập trung bàn về quá trình sử dụng hệ thống. Tất cả những điều đó có đáp ứng được kỳ vọng của doanh nghiệp không? Loại hình hỗ trợ khách hàng nào đang có, và làm cách nào người dùng có thể đánh giá mức độ chăm sóc khách hàng mà họ nhận được? Dịch vụ hậu mãi của nhà cung cấp ra sao?
Hãy ra ngoài và gặp gỡ nhiều loại khách hàng khác nhau. Xem thử hệ thống được sử dụng như thế nào khi có một số điều chỉnh nhất định. Tất nhiên cũng cần nhận thức rằng nhu cầu của doanh nghiệp này sẽ khác với những doanh nghiệp khác. Nếu có thể, hãy thực hiện việc viếng thăm này mà không có bất kỳ nhân viên bán hàng nào thuyết trình cho bạn để đảm bảo tính chân thực.

8) Giá trị ROI

Giá cả chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí sở hữu. Chức năng, tính linh hoạt, tính liên kết, khả năng mở rộng, tính dễ sử dụng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng và nhiều tính năng khác bắt đầu cũng cần được xem xét. Khi chọn một Hệ thống Quản lý Kho, bạn cần xác định tầm quan trọng của những nhân tố trên. Hãy nhớ rằng, chi phí trả trước thấp nghe có vẻ hấp dẫn thật nhưng tổng chi phí trong dài hạn sẽ tốn kém hơn nhiều nếu giải pháp Hệ thống Quản lý Kho hoặc nhà cung cấp không đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Trong thực tế, lựa chọn một Hệ thống Quản lý Kho chất lượng thấp sẽ khiến bạn tốn kém nhiều hơn là tiết kiệm vì bạn phải cố gắng sửa các lỗi tích hợp hoặc tùy chỉnh công việc dựa trên Hệ thống Quản lý Kho. Đó là lý do tại sao cần xem xét giá trị tổng thể của giải pháp Hệ thống Quản lý Kho. Liệu Hệ thống Quản lý Kho có giá cao hơn một chút có giá trị vượt trên sự mong đợi hiện tại của doanh nghiệp không? Nếu có, giá trị đó có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều hơn trong suốt dòng đời sản phẩm, dù cho chi phí đầu tư ban đầu có cao hơn các giải pháp giá rẻ khác chăng nữa.

9) Cam kết lưu kho và hoạt động logistics

Trong nhiều trường hợp, các nhà cung cấp thường có sẵn các giải pháp Hệ thống Quản lý Kho dành cho khách hàng hoạt động trong nhiều lĩnh vực và có những yêu cầu khác nhau. Điều này sẽ cho phép các nhà cung cấp đa dạng hóa dịch vụ của họ, nhưng nó cũng hạn chế khả năng chuyên sâu của hệ thống. Cách cụ thể để đánh giá cam kết này là theo dõi xem Hệ thống Quản lý Kho của nhà cung cấp có được nâng cấp thường xuyên, liên tục, rộng rãi và bao quát hay không? Họ có chủ động tiếp nhận phản hồi từ khách hàng không? Họ có nhanh chóng nắm cơ hội khi thị trường thay đổi không? Họ có nâng cấp hệ thống và cập nhật phiên bản mới miễn phí không?
Một Hệ thống Quản lý Kho tốt có thể thực hiện thành thạo những thao tác cốt yếu của việc xuất nhập kho như lập bản kê khai hàng hóa, theo dõi lộ trình xe tải…
Kho1Chọn đúng Hệ thống Quản lý Kho sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian, tiền bạc và gia tăng sự hài lòng của khách hàng. Mặt khác, chọn sai Hệ thống Quản trị kho bãi có thể gây tổn hại đến dịch vụ khách hàng và danh tiếng của doanh nghiệp, kéo theo sự sụt giảm năng suất do gia tăng chi phí. Sự khác biệt giữa việc chọn mua giữa Hệ thống Quản trị kho bãi phù hợp hay không phù hợp chỉ đơn giản là bạn có biết cách đặt câu hỏi hay không.

Monday, December 21, 2015

Rinh học bổng cuối năm cùng trường SAM

banner web

Giáng sinh sắp đến, bên cạnh những phần quà ý nghĩa cho gia đình và bạn bè. Hãy dành một ít thời gian cho những sở thích riêng, những dự định cá nhân, những mục tiêu còn dang dở và cho cả việc hoàn thiện những kỹ năng của bản thân. Thấu hiểu sự nhạy cảm, đắng đo chi tiêu trong những tháng cuối năm, Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM triển khai chương trình “RUNG THÔNG, RINH HỌC BỔNG” được áp dụng cho các bạn có nhu cầu tham gia các khóa học quản lý tại SAM, với mong muốn được ưu đãi với một mức giá hợp lý, thấp nhất trong dịp Giáng sinh từ trước đến nay. Thể lệ tham gia chương trình:
  • Khách hàng khi đăng ký online tham gia bất kỳ các khóa học tại SAM trong thời gian từ 23/12/2015 đến hết ngày 7/1/2016, bộ phận CSKH tại SAM sẽ gửi một Voucher, kèm theo mã Code ngẫu nhiên có giá trị từ 500.000 - 2.000.000 VNĐ từ địa chỉ Email mà khách hàng đã đăng ký.
  • Voucher có giá trị càng cao khi Khách hàng nhanh tay đăng ký khóa học tại SAM càng sớm.
  • Giá trị voucher được giảm trực tiếp vào học phí của một trong những khóa học đang mở hoặc các khóa học sẽ khai giảng trong năm tới.
Bên cạnh các Voucher giảm giá, trong quá trình tham gia khóa học, các bạn sẽ được “RUNG THÔNG” và may mắn nhận những phần quà hấp dẫn như:
  • Voucher Buffet các món ăn vặt.
  • Hotdeal chăm sóc sắc đẹp tại spa.
  • Voucher caffe.
  • Vé xem phim miễn phí
  • ...
Hãy cùng SAM tận hưởng những giây phút Giáng sinh tuyệt vời của những ngày cuối năm này nhé! 

ĐĂNG KÝ NGAY _Trường Đào Tạo Kỹ Năng Quản Lý SAM_

Thursday, December 10, 2015

Chiến lược thương hiệu phát triển doanh nghiệp

Trong các lý thuyết về chiến lược thương hiệu thì lý thuyết về chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh của Micheal Porter được chấp nhận nhiều hơn cả. Trong đó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành kinh doanh nào cũng phải chịu tác động của năm lực lượng cạnh tranh, bao gồm: năng lực thương lượng của người cung ứng, nguy cơ bị thay thế, nguy cơ từ đối thủ mới, năng lực thương lượng của khách hàng và cường độ cạnh tranh trong ngành.

Năm yếu tố này được ông biểu diễn trong sơ đồ sau: Sơ đồ về mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter
• Năng lực thương lượng của nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm như là: Mức độ tập trung của các nhà cung cấp, Tầm quan trọng của số lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp, Sự khác biệt của các nhà cung cấp, Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm, Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành, Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế, Nguy cơ tăng cường sự hợp nhất của các nhà cung cấp, Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.
• Nguy cơ thay thế thể hiện ở: Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm, Xu hướng sử dụng hàng thay thế của khách hàng, Tương quan giữa giá cả và chất lượng của các mặt hàng thay thế.
• Nguy cơ đến từ những người gia nhập mới thể hiện ở các yếu tố: Các lợi thế chi phí tuyệt đối, Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trường, Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, Chính sách của chính phủ, Tính kinh tế theo quy mô, Các yêu cầu về vốn, Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa, Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh, Khả năng tiếp cận với kênh phân phối, Khả năng bị trả đũa, Các sản phẩm độc quyền.
• Năng lực thương lượng của khách hàng thể hiện ở: Vị thế mặc cả, Số lượng người mua, Thông tin mà người mua có được, Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa, Tính nhạy cảm đối với giá, Sự khác biệt hóa sản phẩm, Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành, Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế, Động cơ của khách hàng.
• Cường độ cạnh tranh thể hiện ở: Mức độ tập trung của ngành, Sự khó khăn khi rút ra khỏi ngành, Chi phí cố định/giá trị gia tăng, trình trạng tăng trưởng của ngành, trình trạng dư thừa công suất, Khác biệt giữa các sản phẩm, Các chi phí chuyển đổi, Tính đặc trưng của thương hiệu hàng hóa, Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh, trình trạng sàng lọc trong ngành.

Michael Porter đã xác định ba chiến lược chung có thể áp dụng ở cấp đơn vị kinh doanh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chiến lược chung phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tối đa các điểm mạnh của mình, đồng thời tự bảo vệ để chống lại các ảnh hưởng nhằm ngăn chặn của năm lực lượng thị trường nói trên. Nếu yếu tố quyết định đầu tiên đối với khả năng sinh lợi của doanh nghiệp là sức hấp dẫn của lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động, thì yếu tố quan trọng thứ hai là vị thế của doanh nghiệp trong lĩnh vực đó. Ngay cả khi hoạt động trong một ngành có khả năng sinh lợi thấp hơn mức trung bình, nhưng các doanh nghiệp có vị thế tối ưu thì vẫn có thể tạo ra mức lợi nhuận rất cao. Mỗi công ty tự xác định vị trí cho mình trong lĩnh vực đang hoạt động bằng cách tận dụng các ưu thế sẵn có của mình. Michael Porter cho rằng các ưu thế của một doanh nghiệp bất kỳ sẽ luôn nằm ở một trong hai khía cạnh: lợi thế chi phí và sự khác biệt hóa sản phẩm. Bằng cách áp dụng những ưu thế này, các công ty sẽ theo đuổi ba chiến lược chung: dẫn đầu về chi phí, khác biệt hóa sản phẩm và tập trung. Các chiến lược này được áp dụng ở cấp đơn vị kinh doanh.

Chiến lược thương hiệu
Chiến lược thương hiệu
Chúng được gọi là các chiến lược chung vì chúng không phụ thuộc vào bất cứ một doanh nghiệp hay một ngành nào. Bảng sau đây minh họa các chiến lược chung của Porter: Bảng các chiến lược chung trong mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter Chiến lược dẫn đầu về chi phí Chiến lược này hướng tới mục tiêu trở thành nhà sản xuất có chi phí thấp trong ngành với tiêu chuẩn chất lượng nhất định. Khi đó, công ty hoặc sẽ bán sản phẩm với giá trung bình của toàn ngành để thu được lợi nhuận cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh, hoặc sẽ bán với giá thấp hơn giá trung bình để giành thêm thị phần. Trường hợp cuộc “chiến tranh giá cả” diễn ra, công ty vẫn có thể duy trì một mức lãi nhất định, trong khi các đối thủ cạnh tranh buộc phải chịu thua lỗ. Ngay cả khi không có sự xung đột hay mâu thuẫn về giá cả, ngành kinh tế này phát triển, mở rộng và giá giảm xuống, thì những công ty có khả năng giữ mức chi phí sản xuất thấp hơn vẫn có thể thu lợi nhuận trong thời gian dài hơn. Chiến lược dẫn đầu về chi phí này thường được áp dụng cho những thị trường rộng lớn. Doanh nghiệp có thể dựa vào một số phương thức để chiếm ưu thế về chi phí bằng cách cải tiến hiệu quả của quá trình kinh doanh, tìm cơ hội tiếp cận với nguồn nguyên liệu lớn có giá bán thấp, thực hiện việc chuyển công đoạn kinh doanh ra nước ngoài một cách tối ưu và ra các quyết định sát nhập theo chiều dọc, hoặc giản lược một số chi phí không thật cần thiết. Nếu các đối thủ cạnh tranh không có khả năng cắt giảm chi phí đến mức tương tự, thì doanh nghiệp có thể duy trì ưu thế cạnh tranh của mình dựa trên sự dẫn đầu về chi phí.

Những doanh nghiệp thành công trong việc áp dụng chiến lược dẫn đầu về chi phí thường có những đặc điểm sau:

• Khả năng tiếp cận vốn tốt để đầu tư vào thiết bị sản xuất. Đây cũng chính là rào cản mà nhiều công ty khác không thể vượt qua.
• Năng lực thiết kế sản phẩm để tăng hiệu quả sản xuất, ví dụ tạo ra thêm một chi tiết nhỏ nào đó để rút ngắn quá trình lắp ráp.
• Có trình độ cao trong sản xuất.
• Có các kênh phân phối hiệu quả.

Bất kỳ chiến lược chung nào cũng có những mạo hiểm ẩn chứa bên trong, và chiến lược chi phí thấp cũng không phải là một ngoại lệ. Rủi ro có thể xảy ra khi đối thủ cạnh tranh cũng có khả năng hạ thấp chi phí sản xuất. Thậm chí, với sự trợ giúp của công nghệ hiện đại, đối thủ cạnh tranh có thể có những bứt phá bất ngờ trong sản xuất, xóa đi lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp đang dẫn đầu về chi phí. Ngoài ra, có một số công ty lại theo đuổi chiến lược tập trung vào các thị trường hẹp, nơi không khó khăn để đạt được mức chi phí còn thấp hơn trong mảng thị trường truyền thống của họ, từ đó sẽ cùng tạo thành một nhóm kiểm soát mảng thị phần lớn hơn gấp nhiều lần. Chiến lược Khác biệt hóa sản phẩm Đây là chiến lược phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp sao cho sản phẩm hoặc dịch vụ này có được những đặc tính độc đáo và duy nhất, được khách hàng coi trọng và đánh giá cao hơn so với sản phẩm của các hãng cạnh tranh. Giá trị gia tăng nhờ tính độc đáo của sản phẩm cho phép doanh nghiệp đặt ra mức giá cao hơn mà không sợ bị người mua tẩy chay. Họ hy vọng rằng mức giá cao hơn đó sẽ không chỉ cho phép bù đắp các chi phí tăng thêm trong quá trình cung cấp sản phẩm, mà còn hơn thế nữa: nhờ các đặc tính khác biệt của sản phẩm, nếu nhà cung cấp tăng giá thì doanh nghiệp có thể chuyển phần chênh lệch đó sang cho khách hàng, bởi vì khách hàng không thể dễ dàng tìm được các sản phẩm tương tự để thay thế.

Các doanh nghiệp thành công trong chiến lược thương hiệu khác biệt hóa sản phẩm thường có các thế mạnh sau:

• Khả năng nghiên cứu và tiếp cận với các thành tựu khoa học hàng đầu.
• Nhóm nghiên cứu và phát triển sản phẩm (R&D) có kỹ năng và tính sáng tạo cao.
• Nhóm bán hàng tích cực với khả năng truyền đạt các sức mạnh của sản phẩm tới khách hàng một cách thành công.
• Danh tiếng về chất lượng và khả năng đổi mới của doanh nghiệp.